Phân tích kỹ thuật 2: Phương pháp cộng nến - VNGoldStreet

Thời gian: 4/19/22, 9:31 AM

VN Gold Street - Mô hình nến Nhật là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, tuy nhiên để nhớ được toàn bộ các mô hình thực sự là một việc khó khăn. Vậy có cách nào không? Giải pháp chính là phương pháp cộng nến


phan-tich-ky-thuat-2-phuong-phap-cong-nen-842019377-VN-Goldstreet
Mô hình nến Nhật là công cụ được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, tuy nhiên để nhớ được toàn bộ các mô hình thực sự là một việc khó khăn. Vậy có cách nào không? Giải pháp chính là phương pháp cộng nến

Đối với phương pháp này chúng ta dựa trên diễn biến tâm lý của một cụm nến để xác định hành động giá và tâm lý thị trường.
Gióng sang từ 4 giá trị chính:
  • Giá mở cửa cây nến đầu tiên
  • Giá đóng cửa cây nến cuối cùng - Không quan tâm có bao nhiêu cây nến, chỉ quan tâm tới kết quả cuối cùng
  • Giá cao nhất trong cụm nến
  • Giá thấp nhất trong cụm nến
Chúng ta xác định được 4 giá trị chính. Từ đó chúng ta ghép
  • Giá mở cửa cây đầu tiên + Giá đóng cửa cây cuối cùng: Hình thành thân nến. Màu của nến dựa trên sự tương quan của 2 giá trị:
    • Nếu Giá mở > Giá đóng: Nến đỏ - Nến giảm
    • Nếu giá mở < Giá đóng: Nến xanh - Nến tăng
  • Giá cao nhất + Giá thấp nhất hình thành thân nến. 
Từ đây chúng ta có thể quy về 05 mẫu hình nến chính: Mazubozu, nến búa, nến sao băng, nến doji, nến con xoay -> Xác định 
Một số ví dụ:


Trong các ví dụ trên:
1. Bullish Engulfing: Một cái tên khá khó nhớ tuy nhiên qua cộng nến ta có thể dễ dàng nhận ra đây là một cây nến búa -> MUA
2. Bearish Engulfung: Một cây nến sao băng - BÁN
3. Dark Cloud Cover: Nến sao băng - BÁN

Vậy là chỉ với phương pháp cộng nến đơn giản chúng ta có thể ghi nhớ không giới hạn các mô hình nến mà chúng ta có thể biết đến.
Tuy nhiên để có thể sử dụng và thành thục chúng ta cần thực hành thường xuyên và kết hợp phân tích cơ bản để đưa ra chiến lược giao dịch hợp lý.

Chú ý xem các bài tiếp theo: 


Tin tức liên quan