Phân Tích Kỹ Thuật 4: Chỉ báo kỹ thuật là gì? - VNGoldStreet

Thời gian: 4/19/22, 9:29 AM

VN Gold Street - Chỉ báo kỹ thuật - Indicator là công cụ hỗ trợ giao dịch dựa trên những công thức tính toán dựa trên dữ liệu giá, khối lượng,... trong quá khứ. Các chỉ báo này được các nhà giao dịch sử dụng để xác nhận hoặc dự đoán xu hướng hay đưa ra những quyết định giao dịch của bản thân.


phan-tich-ky-thuat-4-chi-bao-ky-thuat-la-gi-842019377-VN-Goldstreet
Chỉ báo kỹ thuật - Indicator là công cụ hỗ trợ giao dịch dựa trên những công thức tính toán dựa trên dữ liệu giá, khối lượng,... trong quá khứ. Các chỉ báo này được các nhà giao dịch  sử dụng để xác nhận hoặc dự đoán xu hướng hay đưa ra những quyết định giao dịch của bản thân.

Indicator có nhiều tác dụng trong quá trình phân tích kỹ thuật, tuy nhiên nó không phải là công cụ toàn năng hay chén thánh giúp chúng ta giao dịch thành công, vì vậy việc sử dụng indicator trong quá trình hợp lý nhưng chúng ta cũng cần chú ý tới các yếu tố khác như Phân tích cơ bản & Phân tích tâm lý để đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp trong từng giai đoạn của thị trường.

Một số chỉ báo sau đây khá đơn giản nhưng rất hiệu quả trong quá trình sử dụng:
1. Moving Average - Đường trung bình động


Chúng ta nên sử dụng đường trung bình này theo cặp 20 & 50 trong khing thời gian ngắn hoặc 34&89 cho khung thời gian dài hơn. MA có 2 loại là dạng MA thường & MA hàm mũ.

Dạng thường: Được tính đơn giản dựa trên trung bình giá trong 1 chu kì nhất định. Ví dụ trên đây là chu kì 20 phiên & 50 phiên

Dạng mũ: Được tính toán bằng cách tính trung bình và thêm vào trọng số trong các phiên gần nhất. Điều này khiến các phiên gần nhất sẽ có trọng số cao hơn vì vậy biến động sát hơn với giá thị trường.

Trong ảnh trên chúng ta có thể thấy đường MA20 phản ứng nhanh hơn và nó được dùng như một đường tín hiệu nhanh và đường MA50 là đường cơ sở xác định xu hướng chính của thị trường.

Khoảng không gian được bởi MA20 & MA50 cũng là một mức Hỗ trợ/Kháng cự mạnh của thị trường. 
Kháng cự là gì: Vui lòng đọc tại bài viết: Phân Tích Kỹ Thuật 3: Kháng Cự & Hỗ Trợ

2. RSI - Chỉ số sức mạnh tương đối


Khác với đường trung bình động MA dùng để xác định xu hướng và vùng kháng cự hỗ trợ, RSI thể hiện sự QUÁ MUA - QUÁ BÁN của thị trường.

RSI > 70: Tại vùng này thị trường ở trường đang ở trạng thái quá mua, cũng là một dấu hiệu để giảm giá trong thời gian sắp tới.
RSI < 30: Tại vùng này thị trường ở trường đang ở trạng thái quá bán, cũng là một dấu hiệu để tăng giá trong thời gian sắp tới.

Từ đó chúng ta có thể đưa ra những đánh giá tại một thời điểm giá nào đó trước khi ra quyết định Mua/Bán.

Trên đây là một số ví dụ giới thiệu về indicator. Vậy kế hoạch để chúng ta giao dịch là gì?
Một ý tưởng để chúng ta có thể áp dụng:

Sử dụng MA20 & MA50 kết hợp với phân tích cơ bản để đánh giá xu hướng. Lựa chọn các điểm Mua/Bán.
Khi giá về tới các điểm mua bán đó chúng ta sẽ sử dụng RSI để xác định có nên Mua hay Bán hay không.
Và đừng quên một yếu tốt quan trọng tiên quyết đó là cắt lỗ. Mọi giao dịch dai chúng ta cần phái chấp nhận và đưa ra quyết định của bản thân trước khi mọi thứ đi quá xa!


Tin tức liên quan